SẢN PHẨM NỔI BẬT

BÁNH TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Bánh nếp

10Bánh nếp với vỏ mềm, nhân bánh thơm lựng mùi đậu xanh, hành phi và hạt tiêu - là một trong những loại bánh truyền thống rất được ưa chuộng của người miền Bắc.

Giò lụa (Chả lụa)

150
Giò lụa hay chả lụa (phương ngữ Nam bộ) là tên gọi của món ăn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon, gói trong lá chuối và luộc chín. Thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam từ Bắc xuống Nam như một món ăn vừa phổ thông vừa sang trọng, giò lụa giòn và thơm đậm mùi thịt tươi luộc cộng với mùi đặc trưng của lá chuối tươi được luộc chín.

Giò lụa (Chả lụa)

Nguyên liệu làm món giò lụa rất đơn giản nhưng để có được miếng giò ngon đòi hỏi sự lựa chọn cầu kỳ, tinh tế và quy trình thực hiện hết sức bài bản:

Thịt lợn: lựa chọn thịt còn tươi vừa mổ lấy ra từ con lợn mới làm lông sạch, tốt nhất là thịt lợn ỉ mỗi con nặng khoảng 40–50 kg. Thịt để vào tay còn có cảm giác ấm, và thái trên thớt miếng thịt còn như nhảy trên mặt thớt, thịt dai không nhão.

Nước mắm: chọn loại nước mắm thật ngon với độ đạm cao, thơm và sánh (như nước mắm cá thu).

Lá chuối: chọn lá tươi bánh tẻ, tốt nhất là lá chuối tây. Giò lụa có hương vị đặc biệt chính là nhờ sự kết hợp của vị thơm lá chuối luộc chín kết hợp với vị thịt tươi luộc chín.

Gia vị khác: một số địa phương và một số nghệ nhân còn gia thêm chút bột ngọt, đường, hạt tiêu xay nhuyễn tuy không phải là những gia vị bắt buộc theo cách thức truyền thống.

Liên hệ đặt hàng:

Hotline: 0913 956 799 (Ms Ngân Anh) / 01272 777 137 (Mr Hữu)

Nhận giao hàng TẬN NƠI tại TP. Hồ Chí Minh

Bánh khúc

10
Bánh khúc hay xôi khúc, xôi cúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, làm từ lá rau khúc (có hai loại là rau khúc tẻ và rau khúc nếp có khi còn được gọi là khúc Ông và khúc Bà, nhưng khi làm bánh, người ta thường chọn lá rau khúc nếp, bởi lá khúc nếp thơm ngon hơn nhiều), gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn mỡ.

Bánh khúc

Nguyên liệu chủ đạo làm nên hương vị của món bánh này là rau khúc. rau khúc tươi non, hái từ buổi sớm, giã nhuyễn rồi trộn với bột gạo làm vỏ bánh. Rau khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp. Cây khúc tẻ có lá to hơn khúc nếp, nhưng khi làm bánh không ngon bằng. Vào mùa không có rau khúc, có người dùng lá su hào để thay rau khúc, nhưng bánh làm từ lá su hào không có được hương thơm đặc trưng của bánh làm từ rau khúc.

Nhân bánh được làm từ đậu xanh bỏ vỏ, ngâm nước cho bở, đồ chín tới, giã thật mịn, viên lại bằng quả trứng gà cùng với thịt ba chỉ thái hạt lựu, rắc thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi.

Dàn mỏng lớp vỏ bao kín nhân bánh, xếp từng lượt bánh vào nồi hấp như đồ xôi, mỗi lớp bánh lại rắc một lượt gạo nếp ngon đã ngâm kỹ làm áo. Thời gian từ khi nước sôi đến lúc bánh chín chừng tàn một que hương (khoảng 45 phút).

Bánh tẻ

10
Bánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc Bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau.

Bánh tẻ ngon

Nguyên liệu để làm bánh tẻ gồm gạo tẻ, thịt lợn vai, mộc nhĩ, lá dong. Một số địa phương có thể cho thêm lạc, nấm hương. Bánh được làm từ gạo tám thơm thì sẽ ngon hơn.

Liên hệ đặt hàng:

Hotline: 0913 956 799 (Ms Ngân Anh) / 01272 777 137 (Mr Hữu)

Nhận giao hàng TẬN NƠI tại TP. Hồ Chí Minh

Bánh Gai (Bánh ít)

8
Bánh gai hay bánh ít lá gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen, gói trong lá gai xám.

Bánh Gai
Bánh Gai
Bánh gai về cơ bản gồm vỏ và nhân:

- Vỏ bánh gồm: bột gạo nếp (sau khi ngâm nước và giã nhỏ).
- Lá cây gai (hay còn gọi là cây trữ ma) phơi khô và luộc kỹ, giã nhỏ trộn lẫn với nhau.

Bánh chưng

200
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Bánh chưng

Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Liên hệ đặt hàng:

Hotline: 0913 956 799 (Ms Ngân Anh) / 01272 777 137 (Mr Hữu)

Nhận giao hàng TẬN NƠI tại TP. Hồ Chí Minh